top of page
Search

Thought dump #6

  • Writer: Minh Anh
    Minh Anh
  • Dec 13, 2021
  • 4 min read



Báo chí

Hôm nay mình xem Ted Talk này và có một câu nói của diễn giả khiến mình khá suy nghĩ: “It’s what all journalists do. We travel across the world with the notepads in our hands, and we wait for the gems. And the gems are always the outermost aspects of our interviewee’s personality. And we stitch them together like medieval monks, and we leave the normal stuff on the floor.” Vì bố mình làm báo, nên mình càng suy nghĩ về nó nhiều hơn.


Mình luôn trân trọng nghề báo. Mình thấy nhà báo là những người rất giỏi, rất thông minh, rất dũng cảm, và xét ở một khía cạnh nào đó mình thấy vai trò của họ khá giống công an - cùng giúp duy trì trật tự xã hội và khui những góc khuất để mang lại công lý. Điều này nếu ai đọc quyển Bad Blood sẽ cảm nhận rõ hơn nữa. Nhưng mình thấy gần đây thì nhà báo họ không còn làm việc với sứ mệnh ban đầu của họ nữa. Ai cũng tự xưng “nhà báo”. Nhà báo mà có thẻ thì hình như chỉ cần 2 năm hành nghề là được. Mà nhìn chất lượng những bài báo hiện tại, thì 2 năm liệu có đủ tư cách để được làm nhà báo không? Mình nghĩ vấn đề cũng bắt đầu từ capitalism - tư bản. Khi mà mọi người quan tâm đến của cải vật chất và business purposes quá nhiều và bỏ qua những giá trị đạo đức khác. Không chỉ ở trong báo chí, mà trong ngành nghề nào cũng vậy. Nghĩ đến cũng thấy hơi đáng buồn khi cảm giác sống trong một môi trường mà mọi thứ đều được khâu dệt/làm trái để thoả mãn material purpose nhưng thực ra thì cũng đâu có giải pháp nào đâu. Mọi thứ nó lại cứ hợp lý một cách bất hợp lý :)

Mình thấy câu nói mình trích trong bài Ted Talk ở trên khá đúng, về khía cạnh báo chí chỉ pick những thông tin gì giật gân nhất mà họ biết chắc chắn sẽ thu hút người đọc. 30 năm làm báo, bố mình luôn immerse trong những sự tiêu cực. Và mình thấy hiện nay nó có ảnh hưởng lên cách bố mình nhìn nhận mọi thứ. Không phải nhìn thấy những thứ tiêu cực là sai. Nhưng nếu nhìn ai cũng chỉ ra mặt xấu của họ, nhìn vấn đề gì cũng chỉ thấy tiêu cực, và chỉ nghĩ tới những conspiracy đằng sau thì tự mình đang tạo ra năng lượng tiêu cực bao quanh bản thân. Mình thì tin rằng ai cũng là người tốt. Thật đấy. Nghe hơi ngây thơ nhỉ :) Mình cũng muốn ngây thơ, như một đứa bé 5 tuổi ý. Nhìn thấy ai cũng nghĩ là người tốt. Nhìn thấy ai cũng cười, cũng vui. Có một câu mình đọc trong quyển Search Inside Yourself. Không nhớ cụ thể câu đó là gì (lười mở lại sách lắm), nhưng đại ý là hãy coi tất cả những người mình gặp đều là người tốt cho đến khi họ làm một điều gì xấu/một điều gì để phản ngược lại cái assumption trên của mình.

Hôm nay đọc bài này của thầy Thích Nhất Hạnh thấy hay.


Năng lượng tích cực

Hừm, mình không thích cụm từ này lắm. Mình không thích việc đi đâu mọi người cũng ra rả việc phải lan toả năng lượng tích cực, good vibes only, no bad days,… Mình cảm giác những câu nói trên rất hô hào khẩu hiệu, cliché.


Mình nghĩ rằng cảm xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực đều cần thiết trong cuộc sống. Nếu không có cảm xúc tiêu cực, sao mình biết cảm nhận và trân trọng cảm xúc tích cực? Thay vì đuổi nó như đuổi tà thì sao không thử nhân hậu với nó hơn và ôm ấp lấy nó? Vì thực ra mình không phải cảm xúc của mình, nhưng cảm xúc của mình cũng là một phần của mình. Vậy thì tại sao lại cố tình từ chối một phần của bản thân? Không biết viết thế nghe có khó hiểu không (có vẻ có haha) nhưng mình cũng không biết diễn đạt thế nào :)) Again, hãy nói chuyện và hỏi mình để mình giải thích nếu mọi người interested vì viết ra khó giải thích quá.

Đối với mình, mỗi người có một quan niệm riêng về “năng lượng”, “tích cực”, “tiêu cực”. Nên mình không thích dùng cụm “năng lượng tích/tiêu cưc” lắm, mà thích dùng “cảm xúc tích/tiêu cực hơn.” Vì năng lượng là một thứ rộng hơn. Nhiều khi không cần cười, hay nói nhiều “Ôi tôi vui quá” mới là tích cực. Đôi khi chỉ là một ánh nhìn, hay sự im lặng thấu hiểu, hoặc chỉ là sự hiện diện của người kia thôi cũng mang lại năng lượng tích cực cho mình rồi. Năng lượng là cái mà thiên về cảm nhận từ bên trong, hơn là nhìn thấy hay nghe thấy. Mình nghĩ là như vậy.

Chữa lành

Hồi nãy mình vừa thử tự chữa lành cho bản thân. Đôi khi những cảm xúc hoặc suy nghĩ không mong muốn cứ ập tới và mình lúc đầu cũng bối rối không biết phải làm gì với nó. Mình chỉ biết ngồi khóc thôi, như mọi lần. Nhưng hôm nay mình tập đối diện với nó. Mình ngồi thiền một lúc để bình tĩnh lại, cũng như bóc tách cảm xúc đó ra xem nó là gì. Sau đó mình dùng Socratic questioning để tự challenge những suy nghĩ đó. Và cuối cùng mình đã tự tìm ra câu trả lời cho mình và thấy tốt hơn 😎 Cuối cùng vẫn là pat pat Minh Anh và self-hug :)


Việc bóc tách cảm xúc là rất cần thiết để mình tìm ra được pain point chính xác và đi giải quyết nó. Trong podcast này có mention một việc là nhiều khi mình cảm thấy khó chịu. Nhưng thực chất thì không phải là mình khó chịu, mà nhiều khi là mình đang đói/đang mệt/đang thiếu ngủ nhưng mình không để ý tới những cảm giác đó mà chỉ quy nó thành một cảm giác khó chịu. Khi xác định được cụ thể điều gì dẫn đến sự khó chịu thì mình giải quyết nó sẽ nhanh hơn là việc thoả mãn những nhu cầu không đúng với pain point.

 
 
 

Comentarios


bottom of page